QUY TẮC ỨNG XỬ VĂN HÓA TRONG TRƯỜNG HỌC
- Thứ sáu - 11/10/2019 09:01
- In ra
- Đóng cửa sổ này
PHÒNG GD-ĐT THỊ XÃ KỲ ANH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH KỲ THỊNH I Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
1. Quy định về đạo đức Nhà giáo, ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức (CB, GV, NV) làm việc trong ngành GD&ĐT.
3.Căn cứ Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT, ngày 22 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường tiểu học;
4.Truyền thống đạo đức Nhà giáo của quê hương, dân tộc.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định về chuẩn mực đạo đức nhà giáo và quy tắc ứng xử của đội ngũ CB, GV, NV trường Tiểu học Kỳ Thịnh I trong thi hành nhiệm vụ, công vụ, trong quan hệ với đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh học sinh và trong xã hội; quy tắc ứng xử văn hóa của học sinh được áp dụng trong thời gian học tập tại trường và ngoài xã hội.
2. Đối tượng áp dụng là tất cả CB, GV, NV và học sinh của trường từ năm học năm học 2018-2019 và những năm tiếp theo;
Điều 3. Mục đích xây dựng qui tắc ứng xử đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh
1. Quy định các chuẩn mực về đạo đức và ứng xử của cán bộ, nhà giáo khi thi hành nhiệm vụ, công vụ; trong quan hệ với đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh học sinh và trong quan hệ xã hội. Đồng thời qui định các chuẩn mực về ứng xử văn hóa của học sinh đối với thầy, cô giáo, nhân viên trong trường và khách đến trường, trong gia đình, ngoài xã hội.
2. Là căn cứ để nhà trường xử lý trách nhiệm khi cán bộ, viên chức vi phạm các chuẩn mực đạo đức và xử sự trong thực hiện nhiệm vụ và trong các mối quan hệ công tác, đồng thời là căn cứ để đánh giá, xếp loại và giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật của cán bộ, viên chức.
3. Thực hiện công khai các hoạt động nhiệm vụ, công vụ và các mối quan hệ công tác của cán bộ, viên chức trong công tác phòng, chống tham nhũng.
4. Là căn cứ để đánh giá, khen thưởng và xếp loại học sinh hằng năm.
Chương II
QUY TẮC ỨNG XỬ CỦA ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO, CÁN BỘ QUẢN LÝ, NHÂN VIÊN, NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG NHÀ TRƯỜNG
I.Chuẩn mực đạo đức của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên, người lao động
Điều 4. Phẩm chất chính trị
1. Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật. Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao lý luận chính trị để vận dụng vào hoạt động giảng dạy, giáo dục và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
2. Có ý thức tổ chức kỷ luật, nghiêm túc chấp hành sự phân công của cấp trên; có ý thức vì tập thể sư phạm, tập thể học sinh của nhà trường, luôn phấn đấu vì sự nghiệp chung, bảo vệ danh dự nhà trường, gìn giữ và phát huy truyền thống “Dạy tốt - Học tốt”.
3. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội.
Điều 5. Đạo đức nghề nghiệp
1. Tâm huyết với nghề nghiệp, yêu thích nghề dạy học; có ý thức giữ gìn danh dự, uy tín, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, yêu thương, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với học sinh, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của học sinh, đồng nghiệp và cộng đồng.
2. Tận tụy với công việc được giao; thực hiện đúng Điều lệ, Quy chế, Nội quy của nhà trường, của ngành.
3. Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá khách quan, đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.
4. Có thiện chí, sẵn sàng tiếp thu các ý kiến đóng góp, đồng thời luôn chân tình đóng góp ý kiến cho đồng nghiệp, cho lãnh đạo; thường xuyên tự học, tự rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.
5. Có tinh thần giữ gìn và bảo vệ uy tín, phẩm chất, đạo đức Nhà giáo.
Điều 6. Lối sống, tác phong
1. Sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần phấn đấu với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
2. Có lối sống hoà nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội; biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ.
3. Tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học; có thái độ văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với học sinh; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo.
4. Khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ, trang phục phải giản dị, gọn gàng, lịch sự, phù hợp với nghề dạy học, không gây phản cảm và phân tán chú ý của học trò.
5. Đoàn kết, tương trợ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp. Quan hệ ứng xử đúng mực, gần gũi với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp và học sinh.
6. Xây dựng gia đình văn hoá, thương yêu, tôn trọng lẫn nhau; chăm sóc, giáo dục con cái học hành ngoan ngoãn, lễ độ; thực hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng.
7. Luôn ý thức có trách nhiệm đối với tương lai của mỗi học sinh, với tiền đồ của dân tộc.
Điều 7. Thái độ của cán bộ, nhà giáo đối với học sinh
1. Cần thể hiện thái độ trung thực, gần gũi, tin cậy và cảm thông để có thể chia sẻ tình cảm với học sinh.
2. Tôn trọng học sinh, lắng nghe các ý kiến, quan tâm đến cảm xúc của học sinh, không làm cho các em bị lệ thuộc.
3. Tạo bầu không khí học tập tự giác, cởi mở, khuyến khích học sinh chủ động, sáng tạo học tập, tạo cơ hội công bằng đối với tất cả học sinh.
II. Quy tắc ứng xử
Điều 8. Ứng xử với bản thân
Có bản lĩnh và phẩm chất chính trị vững vàng. Tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo;
Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật.
Không ngừng rèn luyện, học tập, nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác.
Thực hiện đúng những quy định trong Luật Cán bộ, công chức, Luật viên chức; Luật Giáo dục, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật.
Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm sự điều động, phân công của tổ chức, luôn phấn đấu vì sự nghiệp chung, bảo vệ danh dự nhà giáo.
Không nghe, sử dụng điện thoại, làm việc riêng khi giảng dạy, hội họp; không tự ý vắng nhiểm sở, bỏ tiết, cắt xén chương trình và rời khỏi vị trí khi đang thực thi nhiệm vụ.
Tác phong, trang phục: trang phục phải chỉnh tề, gọn gàng, lịch sự, phù hợp với môi trường sư phạm , không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người học.
Điều 9. Ứng xử với trẻ em, học sinh
Đối với trẻ em: Thương yêu, dịu dàng, nghiêm khắc với trẻ em; sẵn sàng bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng cho trẻ em.
Đối với học sinh:Trong mọi tình huống, mỗi cán bộ giáo viên luôn đặt tình thương và trách nhiệm đối với học sinh lên hàng đầu.
Tôn trọng ý kiến của từng cá nhân học sinh; luôn lắng nghe và cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống của học sinh. Ứng xử thân thiện, gần gũi, không xúc phạm danh dự , thân thể, không phân biệt đối xử đối với học sinh.
Thấu hiểu hoàn cảnh riêng của mỗi học sinh; quan tâm, giúp đỡ các em có hoàn cảnh đặc biệt; học sinh chậm tiến bộ; luôn tạo cơ hội cho học sinh sửa chữa lỗi lầm, tạo điều kiện cho học sinh phấn đấu vươn lên. Tôn trọng nhân cách của học sinh, mềm mỏng nhưng kiên quyết, nghiêm khắc khi xử lý vi phạm của học sinh; không có thái độ trù dập học sinh.
Luôn là tấm gương sáng, mẫu mực về đạo đức, tác phong cho học sinh noi theo.
Điều 10. Ứng xử với cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp
Chỉ có người đứng đầu nhà trường mới có quyền phát ngôn, cung cấp thông tin ra bên ngoài nhà trường.
Các chỉ thị, mệnh lệnh, nhiệm vụ được phân công phải chấp hành nghiêm túc, đúng thời gian. Thường xuyên báo cáo, phản ánh tình hình thực hiện nhiệm vụ. Thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định;
Trung thực, thẳng thắn trong báo cáo. Đề xuất, tham gia đóng góp ý kiến với cấp trên. Bảo vệ uy tín, danh dự cho cấp trên. Không được lợi dụng việc góp ý, phê bình hoặc dùng đơn thư nặc danh, mạo danh làm tổn hại uy tín của cấp trên, của nhà trường.
Khi gặp cấp trên phải chào hỏi thân mật, nghiêm túc, lịch sự.
Hướng dẫn cấp dưới triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính, việc thực hiện quy chế chuyên môn;
Tôn trọng cấp dưới, cởi mở và thân tình. Không cửa quyền, hách dịch, quan liêu, trù dập, thành kiến với cấp dưới.
3.Đối với đồng nghiệp:
Trong quan hệ đồng nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên phải chân thành, thân thiện, nhiệt tình, bảo đảm sự đồng thuận, đoàn kết vì sự nghiệp giáo dục và danh dự nhà trường.
Có ý thức xây dựng tập thể đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ, tích cực góp phần xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh; đấu tranh ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp.
Ý thức tôn trọng tổ chức, kỉ luật; tôn trọng cấp trên, đồng nghiệp và người lớn tuổi. Luôn đặt danh dự và quyền lợi tập thể trên quyền lợi cá nhân, gần gũi với mọi người.
Chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống với đồng nghiệp. Sống hoà đồng, thân thiện, sẵn sàng hợp tác trong công việc; giúp đỡ đồng nghiệp khi gặp khó khăn hoạn nạn trong cuộc sống.
Ứng xử văn minh, lịch sự trước đồng nghiệp, bình tĩnh khi trình bày ý kiến, phát ngôn có văn hóa. Không xúc phạm danh dự và thân thể đồng nghiệp.
Coi trọng tự phê bình và phê bình trước tập thể, góp ý chân thành khi đồng nghiệp làm việc sai, lắng nghe sự góp ý của người khác một cách cầu thị; không bè phái gây chia rẽ nội bộ. Hợp tác, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Điều 11. Ứng xử với cơ quan, trường học khác
Văn minh lịch sự khi giao tiếp. Luôn thể hiện thái độ, cử chỉ, lời nói nhã nhặn khiêm tốn, vui vẻ, bình tĩnh trong mọi tình huống. Không to tiếng, hách dịch, không gây căng thẳng, bức xúc cho người khác. Tuyệt đối không cung cấp các thông tin nội bộ nhà trường, viên chức cho người khác biết (trừ khi Hiệu trưởng chỉ thị).
Công tâm, tận tụy khi thi hành công vụ. Nhanh chóng, khoa học, chính xác khi giải quyết công việc.
Điều 12. Ứng xử với người thân trong gia đình
Có trách nhiệm giáo dục, thuyết phục, vận động người thân trong gia đình chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không vi phạm pháp luật.
Thực hiện tốt đời sống văn hoá mới nơi cư trú. Xây dựng gia đình văn hoá, hạnh phúc, hoà thuận.
Không để người thân trong gia đình lợi dụng vị trí công tác của mình để làm trái quy định. Không được tổ chức cưới hỏi, ma chay, mừng thọ, sinh nhật, tân gia và các việc khác xa hoa, lãng phí hoặc để vụ lợi.
Sống có trách nhiệm với gia đình, đặc biệt là đối với cha mẹ và con cái.
Điều 13. Ứng xử với cha mẹ người học:
Chào hỏi niềm nở, chỉ dẫn, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của cha, mẹ học sinh, giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo...
Xác lập mối quan hệ mật thiết giữa nhà trường và gia đình; thường xuyên trao đổi để cùng phối hợp giáo dục học sinh tiến bộ; tạo mọi điều kiện giúp đỡ học sinh tham gia học tập.
Giữ vững mối quan hệ nhưng không lợi dụng tình cảm hoặc tiền bạc của cha mẹ học sinh, vụ lợi cá nhân làm mất uy tín nhà giáo.
Điều 14. Ứng xử với khách đến làm việc, các tổ chức khác và người nước ngoài:
Văn minh lịch sự khi giao tiếp. Luôn thể hiện thái độ, cử chỉ, lời nói nhã nhặn khiêm tốn, vui vẻ, bình tĩnh trong mọi tình huống. Không to tiếng, hách dịch, không gây căng thẳng, bức xúc cho người khác. Tuyệt đối không cung cấp các thông tin nội bộ nhà trường, viên chức cho người khác biết (trừ khi Hiệu trưởng chỉ thị).
Công tâm, tận tụy khi thi hành công vụ. Nhanh chóng, khoa học chính xác khi giải quyết công việc.
Thấu hiểu và chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, hướng dẫn tận tình chu đáo cho người đến giao dịch.
Tôn trọng, lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp của khách. Trong khi thi hành công vụ, nếu để các cá nhân đến làm việc phải chờ đợi thì phải giải thích rõ lý do.
Điều 15. Ứng xử với môi trường:
Có ý thức bảo vệ cơ sở vật chất, xây dựng và giữ gìn môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp. Sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, giữ vệ sinh nơi làm việc, hội họp.
Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện, nước, trang thiết bị của nhà trường (trong phòng học, phòng thư viện, phòng vi tính, phòng y tế và phòng làm việc).
Luôn ý thức giữ gìn và bảo quản đồ dùng dạy học và các phương tiện phục vụ giảng dạy trong nhà trường.
Điều 16. Ứng xử với cộng đồng xã hội
Thực hiện nếp sống văn hoá, quy tắc, quy định nơi công cộng. Giúp đỡ, nhường chỗ cho người già, trẻ em, phụ nữ, người tàn tật khi lên, xuống tàu xe, khi qua đường.
Giữ gìn trật tự xã hội và vệ sinh nơi công cộng. Kịp thời thông báo cho cơ quan, tổ chức đơn vị có thẩm quyền các thông tin về các hành vi vi phạm pháp luật.
Không có hành vi hoặc làm những việc trái với thuần phong mỹ tục. Luôn giữ gìn phẩm chất của một người làm công tác giáo dục.
Chương III
QUY TẮC ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI HỌC
Điều 17. Ứng xử với bản thân người học
Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị, trung thực và khiêm tốn.
Chấp hành tốt pháp luật; quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông.
Tích cực tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phòng chống tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử.
Phải có ý thức phấn đấu không ngừng vươn lên trong học tập. Biết tự học, tự nghiên cứu.
Không được nói dối và bao che những khuyết điểm của người khác.
Đi học, tham gia các buổi hoạt động Đội- Sao, ngoại khóa phải đúng giờ, tác phong nhanh nhẹn, không hò hét, hô gọi nhau ầm ĩ, đồng phục đúng theo quy định của trường. Không đi, đứng, leo trèo, ngồi lên lan can, bàn học, không bẻ cành, hái lá…
Có ý thức giữ gìn cở sở vật chất, cây xanh của nhà trường…
Đến trường trang phục phải đúng qui định: Trang phục phải sạch sẽ, gọn gàng, giản dị thích hợp với lứa tuổi, thuận tiện cho việc học tập sinh hoạt ở nhà trường, đi học không mặc áo không cổ, quần áo ở nhà hay quá ngắn, có hình thù kì quái, câu chữ phản cảm, mất thẩm mĩ của học đường…, không nhuộm tóc khác màu đen, tóc phải gọn gàng, học sinh nam không được để tóc dài, đầu tóc phản cảm như cạo trọc, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
Điều 18. Ứng xử với bạn bè
Tôn trọng bạn bè, biết chia sẻ, động viên, giúp đỡ bạn bè vươn lên trong học tập và rèn luyện. Không được bao che khuyết điểm cho bạn; không được có những hành động phân biệt đối xử, vu khống, nói xấu bạn bè; giữ gìn mối quan hệ bình đẳng, trong sáng với bạn bè khác giới;
Không sử dụng mạng internet, mạng xã hội... để nói xấu, tuyên truyền nhằm bôi nhọ, kích động hận thù đối với người khác.
Điều 19. Ứng xử với thầy cô giáo, cán bộ quản lý, nhân viên, người lao động trong nhà trường:
Có thái độ tôn trọng, lễ phép với thầy, cô giáo, nhân viên nhà trường; trong việc chào hỏi, xưng hô với thầy cô giáo, nhân viên trong nhà trường khách đến thăm, làm việc với nhà trường: Đảm bảo kính trọng, lịch sự, lễ phép; không được có những hành động, cử chỉ, lời nói thiếu chuẩn mực đạo đức, vô lễ với thầy, cô và người lớn tuổi.
Không được có những hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của thầy, cô giáo, nhân viên nhà trường;
Phục tùng các quyết định và yêu cầu của thầy, cô giáo, nhân viên nhà trường.
Điều 20. Ứng xử với khách đến làm việc
Khi có khách đến thăm trường, học sinh phải biết chào hỏi lịch sự; hướng dẫn tận tình khi khách cần giúp đỡ.
Lễ phép, kính trọng và vâng lời người lớn tuổi. Biết kính trên nhường dưới.
Giúp đỡ người lớn tuổi khi gặp khó khăn trong cuộc sống.
Điều 21. Ứng xử trong gia đình
Ứng xử trong xưng hô, mời, gọi đảm bảo sự kính trọng, lễ phép, thương yêu, quan tâm đến mọi người trong gia đình.
Khi đi đâu phải xin phép cha, mẹ; khi người lớn hỏi phải trả lời lễ phép, nhẹ nhàng, rõ ràng.
Không khích bác, công kích, lên án ông bà, cha mẹ và người lớn tuổi.
Ứng xử khi có khách đến nhà đảm bảo chào hỏi lễ phép, tiếp khách chân tình, cởi mở lắng nghe.
Không nói chen vào hay đứng cạnh khi bố, mẹ nói chuyện với khách khi không được phép; hoặc nói lớn tiếng, chửi mắng, nói xấu ở ngoài khi cha, mẹ đang tiếp khách…
Điều 22. Ứng xử với môi trường:
Biết cách bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch bệnh cho bản thân, tham gia học hỏi, rèn luyện kỹ năng sống.
Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cơ sở vật chất, xây dựng và giữ gìn trường, lớp học xanh, sạch đẹp.
Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện, nước, trang thiết bị của nhà trường.
Có ý thức bảo vệ các công trình văn hóa, các di tích lịch sử ở địa phương.
Tìm hiểu, giữ gìn và phát huy truyền thống địa phương, truyền thống nhà trường. Điều 23. Ứng xử với cộng đồng xã hội:
Ứng xử trong giao tiếp đảm bảo lễ phép; ân cần giúp đỡ, hỏi thăm, chia sẻ chân tình, không cãi cọ, xích mích, trả thù.
Ứng xử trong sinh hoạt đảm bảo tôn trọng sự yên tĩnh chung, không gây mất trật tự an ninh, không gây ồn ào, mất vệ sinh chung.
Cử chỉ, hành động lịch thiệp; biết nói xin lỗi khi làm phiền và cảm ơn khi được giúp đỡ. Không làm ồn ào, ngó nghiêng, chỉ trỏ, bình phẩm xấu người khác.
Khi muốn hỏi đường phải dừng và xuống xe, gỡ khăn che mặt, cởi kính râm…
Hiểu biết đầy đủ, đúng các quy định của pháp luật, tự giác và chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
Khi tham gia giao thông phải có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng; tôn trọng nhường nhịn, giúp đỡ người khác.
Tự giác chấp hành quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông cả khi không có lực lượng chức năng tuần tra kiểm soát trên đường.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN
Điều 24. Trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động nhà trường
Có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định tại quy tắc này.
Có trách nhiệm vận động các đồng nghiệp thực hiện đúng các quy định tại Quy tắc này; khi phát hiện cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường vi phạm Quy tắc này phải kịp thời góp ý để họ sửa đổi, đồng thời phản ánh với Ban giám hiệu.
Điều 25. Trách nhiệm của học sinh
Học sinh có trách nhiệm thực hiện tốt các quy định tại Quy tắc ứng xử. Nếu phát hiện cá nhân vi phạm Quy tắc này phải kịp thời góp ý, đồng thời phản ánh với giáo viên chủ nhiệm, Lãnh đạo nhà trường để xử lý tùy theo mức độ vi phạm.
Điều 26. Trách nhiệm của Ban giám hiệu nhà trường
Quán triệt, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Qui tắc này, làm căn cứ để đánh giá, xếp loại cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Kiểm tra giám sát việc thực hiện Qui tắc này của cán bộ, giáo viên, nhân viên. Phê bình, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường.
TRƯỜNG TH KỲ THỊNH I Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
QUY TẮC
ỨNG XỬ VĂN HÓA TRONG TRƯỜNG HỌC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 121a ./QĐ-QT, ngày tháng năm 2019)
ỨNG XỬ VĂN HÓA TRONG TRƯỜNG HỌC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 121a ./QĐ-QT, ngày tháng năm 2019)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Căn cứ đề ra các quy tắc đạo đức và ứng xửNHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Quy định về đạo đức Nhà giáo, ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức (CB, GV, NV) làm việc trong ngành GD&ĐT.
3.Căn cứ Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT, ngày 22 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường tiểu học;
4.Truyền thống đạo đức Nhà giáo của quê hương, dân tộc.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định về chuẩn mực đạo đức nhà giáo và quy tắc ứng xử của đội ngũ CB, GV, NV trường Tiểu học Kỳ Thịnh I trong thi hành nhiệm vụ, công vụ, trong quan hệ với đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh học sinh và trong xã hội; quy tắc ứng xử văn hóa của học sinh được áp dụng trong thời gian học tập tại trường và ngoài xã hội.
2. Đối tượng áp dụng là tất cả CB, GV, NV và học sinh của trường từ năm học năm học 2018-2019 và những năm tiếp theo;
Điều 3. Mục đích xây dựng qui tắc ứng xử đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh
1. Quy định các chuẩn mực về đạo đức và ứng xử của cán bộ, nhà giáo khi thi hành nhiệm vụ, công vụ; trong quan hệ với đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh học sinh và trong quan hệ xã hội. Đồng thời qui định các chuẩn mực về ứng xử văn hóa của học sinh đối với thầy, cô giáo, nhân viên trong trường và khách đến trường, trong gia đình, ngoài xã hội.
2. Là căn cứ để nhà trường xử lý trách nhiệm khi cán bộ, viên chức vi phạm các chuẩn mực đạo đức và xử sự trong thực hiện nhiệm vụ và trong các mối quan hệ công tác, đồng thời là căn cứ để đánh giá, xếp loại và giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật của cán bộ, viên chức.
3. Thực hiện công khai các hoạt động nhiệm vụ, công vụ và các mối quan hệ công tác của cán bộ, viên chức trong công tác phòng, chống tham nhũng.
4. Là căn cứ để đánh giá, khen thưởng và xếp loại học sinh hằng năm.
Chương II
QUY TẮC ỨNG XỬ CỦA ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO, CÁN BỘ QUẢN LÝ, NHÂN VIÊN, NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG NHÀ TRƯỜNG
I.Chuẩn mực đạo đức của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên, người lao động
Điều 4. Phẩm chất chính trị
1. Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật. Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao lý luận chính trị để vận dụng vào hoạt động giảng dạy, giáo dục và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
2. Có ý thức tổ chức kỷ luật, nghiêm túc chấp hành sự phân công của cấp trên; có ý thức vì tập thể sư phạm, tập thể học sinh của nhà trường, luôn phấn đấu vì sự nghiệp chung, bảo vệ danh dự nhà trường, gìn giữ và phát huy truyền thống “Dạy tốt - Học tốt”.
3. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội.
Điều 5. Đạo đức nghề nghiệp
1. Tâm huyết với nghề nghiệp, yêu thích nghề dạy học; có ý thức giữ gìn danh dự, uy tín, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, yêu thương, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với học sinh, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của học sinh, đồng nghiệp và cộng đồng.
2. Tận tụy với công việc được giao; thực hiện đúng Điều lệ, Quy chế, Nội quy của nhà trường, của ngành.
3. Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá khách quan, đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.
4. Có thiện chí, sẵn sàng tiếp thu các ý kiến đóng góp, đồng thời luôn chân tình đóng góp ý kiến cho đồng nghiệp, cho lãnh đạo; thường xuyên tự học, tự rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.
5. Có tinh thần giữ gìn và bảo vệ uy tín, phẩm chất, đạo đức Nhà giáo.
Điều 6. Lối sống, tác phong
1. Sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần phấn đấu với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
2. Có lối sống hoà nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội; biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ.
3. Tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học; có thái độ văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với học sinh; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo.
4. Khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ, trang phục phải giản dị, gọn gàng, lịch sự, phù hợp với nghề dạy học, không gây phản cảm và phân tán chú ý của học trò.
5. Đoàn kết, tương trợ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp. Quan hệ ứng xử đúng mực, gần gũi với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp và học sinh.
6. Xây dựng gia đình văn hoá, thương yêu, tôn trọng lẫn nhau; chăm sóc, giáo dục con cái học hành ngoan ngoãn, lễ độ; thực hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng.
7. Luôn ý thức có trách nhiệm đối với tương lai của mỗi học sinh, với tiền đồ của dân tộc.
Điều 7. Thái độ của cán bộ, nhà giáo đối với học sinh
1. Cần thể hiện thái độ trung thực, gần gũi, tin cậy và cảm thông để có thể chia sẻ tình cảm với học sinh.
2. Tôn trọng học sinh, lắng nghe các ý kiến, quan tâm đến cảm xúc của học sinh, không làm cho các em bị lệ thuộc.
3. Tạo bầu không khí học tập tự giác, cởi mở, khuyến khích học sinh chủ động, sáng tạo học tập, tạo cơ hội công bằng đối với tất cả học sinh.
II. Quy tắc ứng xử
Điều 8. Ứng xử với bản thân
Có bản lĩnh và phẩm chất chính trị vững vàng. Tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo;
Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật.
Không ngừng rèn luyện, học tập, nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác.
Thực hiện đúng những quy định trong Luật Cán bộ, công chức, Luật viên chức; Luật Giáo dục, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật.
Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm sự điều động, phân công của tổ chức, luôn phấn đấu vì sự nghiệp chung, bảo vệ danh dự nhà giáo.
Không nghe, sử dụng điện thoại, làm việc riêng khi giảng dạy, hội họp; không tự ý vắng nhiểm sở, bỏ tiết, cắt xén chương trình và rời khỏi vị trí khi đang thực thi nhiệm vụ.
Tác phong, trang phục: trang phục phải chỉnh tề, gọn gàng, lịch sự, phù hợp với môi trường sư phạm , không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người học.
Điều 9. Ứng xử với trẻ em, học sinh
Đối với trẻ em: Thương yêu, dịu dàng, nghiêm khắc với trẻ em; sẵn sàng bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng cho trẻ em.
Đối với học sinh:Trong mọi tình huống, mỗi cán bộ giáo viên luôn đặt tình thương và trách nhiệm đối với học sinh lên hàng đầu.
Tôn trọng ý kiến của từng cá nhân học sinh; luôn lắng nghe và cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống của học sinh. Ứng xử thân thiện, gần gũi, không xúc phạm danh dự , thân thể, không phân biệt đối xử đối với học sinh.
Thấu hiểu hoàn cảnh riêng của mỗi học sinh; quan tâm, giúp đỡ các em có hoàn cảnh đặc biệt; học sinh chậm tiến bộ; luôn tạo cơ hội cho học sinh sửa chữa lỗi lầm, tạo điều kiện cho học sinh phấn đấu vươn lên. Tôn trọng nhân cách của học sinh, mềm mỏng nhưng kiên quyết, nghiêm khắc khi xử lý vi phạm của học sinh; không có thái độ trù dập học sinh.
Luôn là tấm gương sáng, mẫu mực về đạo đức, tác phong cho học sinh noi theo.
Điều 10. Ứng xử với cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp
- Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý:
Chỉ có người đứng đầu nhà trường mới có quyền phát ngôn, cung cấp thông tin ra bên ngoài nhà trường.
Các chỉ thị, mệnh lệnh, nhiệm vụ được phân công phải chấp hành nghiêm túc, đúng thời gian. Thường xuyên báo cáo, phản ánh tình hình thực hiện nhiệm vụ. Thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định;
Trung thực, thẳng thắn trong báo cáo. Đề xuất, tham gia đóng góp ý kiến với cấp trên. Bảo vệ uy tín, danh dự cho cấp trên. Không được lợi dụng việc góp ý, phê bình hoặc dùng đơn thư nặc danh, mạo danh làm tổn hại uy tín của cấp trên, của nhà trường.
Khi gặp cấp trên phải chào hỏi thân mật, nghiêm túc, lịch sự.
- Đối với cấp dưới:
Hướng dẫn cấp dưới triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính, việc thực hiện quy chế chuyên môn;
Tôn trọng cấp dưới, cởi mở và thân tình. Không cửa quyền, hách dịch, quan liêu, trù dập, thành kiến với cấp dưới.
3.Đối với đồng nghiệp:
Trong quan hệ đồng nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên phải chân thành, thân thiện, nhiệt tình, bảo đảm sự đồng thuận, đoàn kết vì sự nghiệp giáo dục và danh dự nhà trường.
Có ý thức xây dựng tập thể đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ, tích cực góp phần xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh; đấu tranh ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp.
Ý thức tôn trọng tổ chức, kỉ luật; tôn trọng cấp trên, đồng nghiệp và người lớn tuổi. Luôn đặt danh dự và quyền lợi tập thể trên quyền lợi cá nhân, gần gũi với mọi người.
Chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống với đồng nghiệp. Sống hoà đồng, thân thiện, sẵn sàng hợp tác trong công việc; giúp đỡ đồng nghiệp khi gặp khó khăn hoạn nạn trong cuộc sống.
Ứng xử văn minh, lịch sự trước đồng nghiệp, bình tĩnh khi trình bày ý kiến, phát ngôn có văn hóa. Không xúc phạm danh dự và thân thể đồng nghiệp.
Coi trọng tự phê bình và phê bình trước tập thể, góp ý chân thành khi đồng nghiệp làm việc sai, lắng nghe sự góp ý của người khác một cách cầu thị; không bè phái gây chia rẽ nội bộ. Hợp tác, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Điều 11. Ứng xử với cơ quan, trường học khác
Văn minh lịch sự khi giao tiếp. Luôn thể hiện thái độ, cử chỉ, lời nói nhã nhặn khiêm tốn, vui vẻ, bình tĩnh trong mọi tình huống. Không to tiếng, hách dịch, không gây căng thẳng, bức xúc cho người khác. Tuyệt đối không cung cấp các thông tin nội bộ nhà trường, viên chức cho người khác biết (trừ khi Hiệu trưởng chỉ thị).
Công tâm, tận tụy khi thi hành công vụ. Nhanh chóng, khoa học, chính xác khi giải quyết công việc.
Điều 12. Ứng xử với người thân trong gia đình
Có trách nhiệm giáo dục, thuyết phục, vận động người thân trong gia đình chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không vi phạm pháp luật.
Thực hiện tốt đời sống văn hoá mới nơi cư trú. Xây dựng gia đình văn hoá, hạnh phúc, hoà thuận.
Không để người thân trong gia đình lợi dụng vị trí công tác của mình để làm trái quy định. Không được tổ chức cưới hỏi, ma chay, mừng thọ, sinh nhật, tân gia và các việc khác xa hoa, lãng phí hoặc để vụ lợi.
Sống có trách nhiệm với gia đình, đặc biệt là đối với cha mẹ và con cái.
Điều 13. Ứng xử với cha mẹ người học:
Chào hỏi niềm nở, chỉ dẫn, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của cha, mẹ học sinh, giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo...
Xác lập mối quan hệ mật thiết giữa nhà trường và gia đình; thường xuyên trao đổi để cùng phối hợp giáo dục học sinh tiến bộ; tạo mọi điều kiện giúp đỡ học sinh tham gia học tập.
Giữ vững mối quan hệ nhưng không lợi dụng tình cảm hoặc tiền bạc của cha mẹ học sinh, vụ lợi cá nhân làm mất uy tín nhà giáo.
Điều 14. Ứng xử với khách đến làm việc, các tổ chức khác và người nước ngoài:
Văn minh lịch sự khi giao tiếp. Luôn thể hiện thái độ, cử chỉ, lời nói nhã nhặn khiêm tốn, vui vẻ, bình tĩnh trong mọi tình huống. Không to tiếng, hách dịch, không gây căng thẳng, bức xúc cho người khác. Tuyệt đối không cung cấp các thông tin nội bộ nhà trường, viên chức cho người khác biết (trừ khi Hiệu trưởng chỉ thị).
Công tâm, tận tụy khi thi hành công vụ. Nhanh chóng, khoa học chính xác khi giải quyết công việc.
Thấu hiểu và chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, hướng dẫn tận tình chu đáo cho người đến giao dịch.
Tôn trọng, lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp của khách. Trong khi thi hành công vụ, nếu để các cá nhân đến làm việc phải chờ đợi thì phải giải thích rõ lý do.
Điều 15. Ứng xử với môi trường:
Có ý thức bảo vệ cơ sở vật chất, xây dựng và giữ gìn môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp. Sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, giữ vệ sinh nơi làm việc, hội họp.
Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện, nước, trang thiết bị của nhà trường (trong phòng học, phòng thư viện, phòng vi tính, phòng y tế và phòng làm việc).
Luôn ý thức giữ gìn và bảo quản đồ dùng dạy học và các phương tiện phục vụ giảng dạy trong nhà trường.
Điều 16. Ứng xử với cộng đồng xã hội
Thực hiện nếp sống văn hoá, quy tắc, quy định nơi công cộng. Giúp đỡ, nhường chỗ cho người già, trẻ em, phụ nữ, người tàn tật khi lên, xuống tàu xe, khi qua đường.
Giữ gìn trật tự xã hội và vệ sinh nơi công cộng. Kịp thời thông báo cho cơ quan, tổ chức đơn vị có thẩm quyền các thông tin về các hành vi vi phạm pháp luật.
Không có hành vi hoặc làm những việc trái với thuần phong mỹ tục. Luôn giữ gìn phẩm chất của một người làm công tác giáo dục.
Chương III
QUY TẮC ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI HỌC
Điều 17. Ứng xử với bản thân người học
Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị, trung thực và khiêm tốn.
Chấp hành tốt pháp luật; quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông.
Tích cực tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phòng chống tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử.
Phải có ý thức phấn đấu không ngừng vươn lên trong học tập. Biết tự học, tự nghiên cứu.
Không được nói dối và bao che những khuyết điểm của người khác.
Đi học, tham gia các buổi hoạt động Đội- Sao, ngoại khóa phải đúng giờ, tác phong nhanh nhẹn, không hò hét, hô gọi nhau ầm ĩ, đồng phục đúng theo quy định của trường. Không đi, đứng, leo trèo, ngồi lên lan can, bàn học, không bẻ cành, hái lá…
Có ý thức giữ gìn cở sở vật chất, cây xanh của nhà trường…
Đến trường trang phục phải đúng qui định: Trang phục phải sạch sẽ, gọn gàng, giản dị thích hợp với lứa tuổi, thuận tiện cho việc học tập sinh hoạt ở nhà trường, đi học không mặc áo không cổ, quần áo ở nhà hay quá ngắn, có hình thù kì quái, câu chữ phản cảm, mất thẩm mĩ của học đường…, không nhuộm tóc khác màu đen, tóc phải gọn gàng, học sinh nam không được để tóc dài, đầu tóc phản cảm như cạo trọc, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
Điều 18. Ứng xử với bạn bè
Tôn trọng bạn bè, biết chia sẻ, động viên, giúp đỡ bạn bè vươn lên trong học tập và rèn luyện. Không được bao che khuyết điểm cho bạn; không được có những hành động phân biệt đối xử, vu khống, nói xấu bạn bè; giữ gìn mối quan hệ bình đẳng, trong sáng với bạn bè khác giới;
Không sử dụng mạng internet, mạng xã hội... để nói xấu, tuyên truyền nhằm bôi nhọ, kích động hận thù đối với người khác.
Điều 19. Ứng xử với thầy cô giáo, cán bộ quản lý, nhân viên, người lao động trong nhà trường:
Có thái độ tôn trọng, lễ phép với thầy, cô giáo, nhân viên nhà trường; trong việc chào hỏi, xưng hô với thầy cô giáo, nhân viên trong nhà trường khách đến thăm, làm việc với nhà trường: Đảm bảo kính trọng, lịch sự, lễ phép; không được có những hành động, cử chỉ, lời nói thiếu chuẩn mực đạo đức, vô lễ với thầy, cô và người lớn tuổi.
Không được có những hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của thầy, cô giáo, nhân viên nhà trường;
Phục tùng các quyết định và yêu cầu của thầy, cô giáo, nhân viên nhà trường.
Điều 20. Ứng xử với khách đến làm việc
Khi có khách đến thăm trường, học sinh phải biết chào hỏi lịch sự; hướng dẫn tận tình khi khách cần giúp đỡ.
Lễ phép, kính trọng và vâng lời người lớn tuổi. Biết kính trên nhường dưới.
Giúp đỡ người lớn tuổi khi gặp khó khăn trong cuộc sống.
Điều 21. Ứng xử trong gia đình
Ứng xử trong xưng hô, mời, gọi đảm bảo sự kính trọng, lễ phép, thương yêu, quan tâm đến mọi người trong gia đình.
Khi đi đâu phải xin phép cha, mẹ; khi người lớn hỏi phải trả lời lễ phép, nhẹ nhàng, rõ ràng.
Không khích bác, công kích, lên án ông bà, cha mẹ và người lớn tuổi.
Ứng xử khi có khách đến nhà đảm bảo chào hỏi lễ phép, tiếp khách chân tình, cởi mở lắng nghe.
Không nói chen vào hay đứng cạnh khi bố, mẹ nói chuyện với khách khi không được phép; hoặc nói lớn tiếng, chửi mắng, nói xấu ở ngoài khi cha, mẹ đang tiếp khách…
Điều 22. Ứng xử với môi trường:
Biết cách bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch bệnh cho bản thân, tham gia học hỏi, rèn luyện kỹ năng sống.
Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cơ sở vật chất, xây dựng và giữ gìn trường, lớp học xanh, sạch đẹp.
Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện, nước, trang thiết bị của nhà trường.
Có ý thức bảo vệ các công trình văn hóa, các di tích lịch sử ở địa phương.
Tìm hiểu, giữ gìn và phát huy truyền thống địa phương, truyền thống nhà trường. Điều 23. Ứng xử với cộng đồng xã hội:
Ứng xử trong giao tiếp đảm bảo lễ phép; ân cần giúp đỡ, hỏi thăm, chia sẻ chân tình, không cãi cọ, xích mích, trả thù.
Ứng xử trong sinh hoạt đảm bảo tôn trọng sự yên tĩnh chung, không gây mất trật tự an ninh, không gây ồn ào, mất vệ sinh chung.
Cử chỉ, hành động lịch thiệp; biết nói xin lỗi khi làm phiền và cảm ơn khi được giúp đỡ. Không làm ồn ào, ngó nghiêng, chỉ trỏ, bình phẩm xấu người khác.
Khi muốn hỏi đường phải dừng và xuống xe, gỡ khăn che mặt, cởi kính râm…
Hiểu biết đầy đủ, đúng các quy định của pháp luật, tự giác và chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
Khi tham gia giao thông phải có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng; tôn trọng nhường nhịn, giúp đỡ người khác.
Tự giác chấp hành quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông cả khi không có lực lượng chức năng tuần tra kiểm soát trên đường.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN
Điều 24. Trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động nhà trường
Có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định tại quy tắc này.
Có trách nhiệm vận động các đồng nghiệp thực hiện đúng các quy định tại Quy tắc này; khi phát hiện cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường vi phạm Quy tắc này phải kịp thời góp ý để họ sửa đổi, đồng thời phản ánh với Ban giám hiệu.
Điều 25. Trách nhiệm của học sinh
Học sinh có trách nhiệm thực hiện tốt các quy định tại Quy tắc ứng xử. Nếu phát hiện cá nhân vi phạm Quy tắc này phải kịp thời góp ý, đồng thời phản ánh với giáo viên chủ nhiệm, Lãnh đạo nhà trường để xử lý tùy theo mức độ vi phạm.
Điều 26. Trách nhiệm của Ban giám hiệu nhà trường
Quán triệt, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Qui tắc này, làm căn cứ để đánh giá, xếp loại cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Kiểm tra giám sát việc thực hiện Qui tắc này của cán bộ, giáo viên, nhân viên. Phê bình, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường.
HIỆU TRƯỞNG Lê Xuân Hùng |