Trường Tiểu học Kỳ Thinh 1 - Thị xã Kỳ Anh

http://thkythinh1.thixakyanh.edu.vn


KẾ HOẠCH Bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý và giáo viên năm học 2019 - 2020

PHÒNG GD-ĐT THỊ XÃ KỲ ANH
TRƯỜNG TH KỲ THỊNH I
 
             Số: 141/KH-TH
                              CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                                   Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 
                          
   
Kỳ Thịnh, ngày  8   tháng 10   năm 2019
 
 






 
KẾ HOẠCH
Bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý và giáo viên
 năm học 2019 - 2020
 
          Căn cứ Chương trình Bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý trường tiểu học   (Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BGDĐT ngày 30/10/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Chương trình BDTX giáo viên tiểu học (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Kế hoạch số 64/KH- PGDDT ngày 13 tháng 9 năm 2019 của Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Kỳ Anh về việc triển khai kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông năm học 2019– 2020.
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2019 – 2020, trường tiểu học Kỳ Thịnh I xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Bồi dưỡng cho CBQL, giáo viên học tập BDTX để cập nhật kiến thức về chuyên môn; bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Đồng thời phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường.
          2. Việc triển khai công tác BDTX phải gắn kết chặt chẽ với việc triển khai đánh giá CBQL, giáo viên theo Chuẩn và theo chỉ đạo đổi mới giáo dục của ngành để từng bước nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo, CBQL qua từng năm học.
II. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG
Các đồng chí CBQL và giáo viên giảng dạy trong trường
III. NỘI DUNG, THỜI LƯỢNG BỒI DƯỠNG
1. Khối kiến thức bắt buộc
  1. Nội dung bồi dưỡng 1: 30 tiết/năm học
Những nội dung cơ bản trong một số chỉ thị, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khoá XII và của tỉnh: Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quy định số 08-QĐ/TW về Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Uỷ viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương; Nghị quyết số 35-NQ/TW về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới; Kết luận số 53-KL/TW, ngày 04/6/2019 của Ban Bí thư về việc chỉ đạo đấu tranh ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ, triệt phá tin giả, thông tin sai sự thật, xấu, độc trên Internet, mạng xã hội; Chỉ thị số 20-CT/TW về tiếp tục tăng cường nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng; Quy định số 890-QĐ/TU, ngày 05/3/2019 của Tỉnh ủy Hà Tĩnh về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và cán bộ chủ chốt các ngành, các cấp.   
Chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2019 về xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân.
Xây dựng đạo đức công vụ của cán bộ, giáo viên và văn hóa ứng xử trong trường học.
Công tác giáo dục truyền thống, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh - Thực trạng, kỹ năng, nghiệp vụ và giải pháp trong thời gian tới.
Thông tin tình hình thời sự trong nước, quốc tế; những vấn đề kinh tế - xã hội nổi bật của tỉnh và các địa phương 6 tháng đầu năm 2019.
1.2. Nội dung bồi dưỡng bắt buộc 2: 30 tiết/năm học
Các nội dung đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo đối với các cấp học mầm non, phổ thông.
Các nội dung đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục của ngành ở từng cấp học; chú trọng công tác bồi dưỡng theo hướng tiếp cận Chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới.
2. Khối kiến thức tự chọn
2.1. Nội dung bồi dưỡng 3 60 tiết/năm học
Giáo viên tự lựa chọn (có sự định hướng của Tổ chuyên môn, của nhà trường) và được thực hiện đăng ký ngay từ đầu năm học để tự bồi dưỡng. 
Các Môđun cần phải bồi dưỡng: Chương trình BDTX giáo viên tiểu học (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Khai thác tài liệu: http://taphuan.moet.gov.vn - Chuyên mục giáo dục và đào tạo - Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.  
Ngoài ra, người học có thể khai thác các nguồn tài liệu từ nhiều kênh khác nhau (tài liệu của Bộ GDĐT, các tạp chí....) để phục vụ công tác bồi dưỡng.
CBQL trường tiểu học: các môđun trong Chương trình Bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý trường tiểu học (Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BGDĐT ngày 30/10/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo); 
Trong năm học 2019-2020 triển khai bồi dưỡng nội dung sau
  • Đối với giáo viên học tập bồi dưỡng các Môđun sau:
 
Yêu cầu chuẩn nghề nghiệp cần bồi dưỡng Mã mô đun Tên và nội dung mô đun Mục tiêu bồi dưỡng Thời gian tự học (tiết) Thời gian học tập trung (tiết)
Lý thuyết Thực hành
II. Nâng cao năng lực hiểu biết về môi trường giáo dục và xây dựng môi trường học tập TH8 Thư viện trường học thân thiện
1. Giới thiệu về thư viện trường học thân thiện.
2. Các hình thức tổ chức thư viện trường học thân thiện.
3. Xây dựng thư viện thân thiện trong trường tiểu học.
Hiểu được thế nào là thư viện trường học thân thiện.
Nắm được các hình thức tổ chức thư viện trường học thân thiện.
Biết cách xây dựng thư viện thân thiện trong trường tiểu học. Chủ động, linh hoạt trong xây dựng thư viện thân thiện phù hợp với hoàn cảnh địa phương.
12 1 2
V. Nâng cao năng lực lập kế hoạch dạy học TH14 Thực hành thiết kế kế hoạch bài học theo hướng dạy học tích cực
1. Xác định mục tiêu bài học
2. Thiết kế các hoạt động học tập
3. Đánh giá kế hoạch bài học
Thiết kế được kế hoạch bài học cụ thể theo hướng dạy học tích cực.
Phân tích, đánh giá được một số kế hoạch bài học đã thiết kế và đề xuất cách điều chỉnh.
    15
VII. Tăng cường năng lực sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học TH17 Sử dụng thiết bị dạy học ở tiểu học
1.Vị trí, vai trò của công tác thiết bị dạy học trong nhà trường tiểu học
2. Hệ thống thiết bị dạy học ở trường tiểu học
3.Hướng dẫn sử dụng một số thiết bị dạy học
Hiểu được vị trí, vai trò của công tác thiết bị dạy học trong nhà trường tiểu học.
Hiểu và trình bày được hệ thống thiết bị dạy học ở trường tiểu học.
Vận hành và sử dụng được một số thiết bị dạy học ở trường tiểu học.
    15
TH18 Lắp đặt, bảo quản thiết bị dạy học ở tiểu học
1. Lắp đặt thiết bị dạy học ở trường tiểu học:
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật; mô hình bánh xe nước
- Lắp ghép mô hình trái đất quay quanh Mặt trời. Mặt trăng quay quanh trái đất
- Lắp ráp bộ thí nghiệm hộp đối lưu…
2. Bảo quản thiết bị dạy học ở trường tiểu học
- Quy định chung vÒ bảo quản các loại thiết bị dạy học.
- Sửa chữa các thiết bị dạy học đơn giản
- Tổ chức cho học sinh thực hiện việc bảo quản thiết bị dạy học.
- Lắp đặt và sử dụng được các thiết bị dạy học.
- Hiểu và trình bày được các quy định về bảo quản, bảo dưỡng thiết bị dạy học theo quy định.
- Sửa chữa được các thiết bị hỏng hóc đơn giản và tổ chức được cho học sinh tham gia bảo quản, bảo dưỡng thiết bị dạy học.
13 1 1
  • Đối với cán bộ quản lý học tập và bồi dưỡng các module sau:
Lĩnh vực/ năng lực quản lý trường tiểu học Mã mô đun Tên và nội dung chính của mô đun Mục tiêu bồi dưỡng Thời lượng thực hiện (tiết)
Lý thuyết Thực hành
Phần 1: Những vấn đề chung về quản lý giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay
I. Những vấn đề chung về quản lý giáo dục tiểu học theo yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo QLTH1 Những vấn đề cơ bản về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
2. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
3. Những vấn đề cơ bản về đổi mới căn bản, toàn diện đối với cấp tiểu học
- Hiểu được tầm quan trọng của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và đối với cấp tiểu học; các nội dung cơ bản của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nói chung và đối với cấp tiểu học nói riêng theo chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Quốc hội và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Vận dụng những nội dung của mô đun, xây dựng được chương trình hành động cụ thể triển khai thực hiện tại nhà trường.
7 8
QLTH2 Mô hình trường tiểu học dạy học cả ngày (FDS) theo hướng đổi mới đối với cấp tiểu học
1. Những vấn đề chung về dạy học cả ngày
2. Điều kiện chuyển sang dạy học cả ngày
- Hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của dạy học cả ngày đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tiểu học.
- Xây dựng được kế hoạch cụ thể chuyển sang dạy học cả ngày phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương.
7 8
Phần 2: Nâng cao năng lực quản Iý trường tiểu học
II. Năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường QLTH3 Năng lực xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đối với cấp tiểu học
1. Dự báo phát triển giáo dục tiểu học theo yêu cầu đổi mới giáo dục
2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường theo yêu cầu đổi mới giáo dục
- Hiểu được những nội dung cơ bản về dự báo phát triển giáo dục tiểu học theo yêu cầu đổi mới.
- Xây dựng được quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường theo yêu cầu đổi mới giáo dục (dạy học cả ngày; học trải nghiệm, học ngoài nhà trường; trường chuẩn quốc gia; ...).
- Đề xuất được các biện pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường một cách phù hợp và khả thi.
7 8
QLTH4 Năng lực lập kế hoạch hoạt động của nhà trường theo yêu cầu đổi mới giáo dục đối với cấp tiểu học
1. Tiến trình xây dựng kế hoạch hoạt động của trường tiểu học
2. Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của nhà trường theo yêu cầu đổi mới giáo dục và dạy học cả ngày
3. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch và định hướng phát triển nhà trường theo yêu cầu đổi mới
- Biết phối hợp, lồng ghép tiến trình xây dựng kế hoạch hoạt động và kế hoạch dạy học cả ngày để xây dựng trường chuẩn quốc gia theo yêu cầu đổi mới.
- Đề xuất được các biện pháp thực hiện kế hoạch hoạt động và đánh giá được kết quả thực hiện kế hoạch phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương.
7 8
 
I V. Xếp loại BDTX :
1. Giáo viên được coi là hoàn thành kế hoạch BDTX nếu đã học tập đầy đủ các nội dung của kế hoạch BDTX của cá nhân, có các điểm thành phần đạt từ 5 điểm trở lên. Kết quả xếp loại BDTX như sau:
a) Loại TB nếu ĐTB BDTX đạt từ 5 đến dưới 7 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 5 điểm;
b) Loại K nếu ĐTB BDTX đạt từ 7 đến dưới 9 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 6 điểm;
c) Loại G nếu ĐTB BDTX đạt từ 9 đến 10 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 7 điểm.
2. Cán bộ quản lý được coi là hoàn thành kế hoạch BDTX nếu đã học tập đầy đủ các nội dung của kế hoạch BDTX của cá nhân, được xếp loại đạt yêu cầu.
V. Tiến độ thực hiện:
1. Thời gian
   - Tháng 9/2019:
Xây dựng kế hoạch của nhà trường, hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch cá nhân, thống nhất nội dung bồi dưỡng, phân công các tổ phụ trách BDTX.
- Từ tháng 9/2018 đến tháng 3/2019
 Tiến hành tự học, tự bồi dưỡng, kết hợp giữa tự học của giáo viên, giải đáp thắc mắc trong tổ, trường và tổ chức học tập trung theo cụm trường và liên trường.
 - Tháng 4/2019:
Các tổ tiến hành đánh giá kết quả bồi dưỡng của giáo viên theo chức năng quản lý, gửi kết quả về nhà trường. Căn cứ vào kết quả của tổ nhà trường tổ chức kiểm tra đánh giá, xếp loại kết quả bồi dưỡng thường xuyên của cán bộ giáo viên.
- Tháng 5/2019:
Nhà trường tổng hợp, báo cáo kết quả xếp loại BDTX năm học 2019 - 2020 của từng cá nhân CBQL, giáo viên trong đơn vị trường về Phòng GD&ĐT và đề nghị cấp chứng chỉ bồi dưỡng thường xuyên.
Trên đây là kế hoạch  BDTX năm học 2019 - 2020, đề nghị các tổ chuyên môn, giáo viên để hoàn thành chương trình Bồi dưỡng giáo viên năm học 2019 - 2020. Trong quá trình xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện có gì vướng mắc xin gửi về đồng chí .Cường để có hướng giải quyết./.
 
 
 Nơi nhận                                                                                                                              Hiệu trưởng                                                  
     - Phòng GD (để báo cáo)
  -  BGH, tổ trưởng CM
   - Lưu VT./.
                                                                                                                                               Lê Xuân Hùng

Tác giả bài viết: Trường TH Kỳ Thịnh 1

Nguồn tin: Trường TH Kỳ Thịnh 1:

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây